Thế chiến II Vyacheslav_Mikhailovich_Molotov

Hiệp ước Molotov-Ribbentrop điều phối quan hệ Xô-Đức cho tới tháng 6 năm 1941 khi Hitler, sau khi đã chiếm Pháp và trung lập hoá Anh, quay sang phía đông và tấn công Liên bang Xô viết. Molotov cũng chịu trách nhiệm thông báo với người dân Liên xô về vụ tấn công, khi ông thông báo chiến tranh, thay cho Joseph Stalin. Bài phát biểu của ông, được phát sóng trên đài ngày 22 tháng 6, đóng một vai trò ở Nga tương tự như những bài phát biểu của Winston Churchill ở Anh, và để lại dấu ấn trên văn hoá Nga.

Sau cuộc xâm lược, Molotov đã thực hiện những cuộc đàm phán khẩn cấp với Anh và, sau này, với Hoa Kỳ về các liên minh thời chiến. Trên chiếc máy bay ném bom Pe-8 ông đã vượt qua mặt trận tới LondonWashington tháng 5 năm 1942. Chiếc máy bay bay qua các vùng đất bị Đức chiếm đóng, nơi AAA và Luftwaffe thường xuyên tuần tra, khó khăn và nguy hiểm tới mức, phi công của Molotov, Endel Puusepp, đã được phong Anh hùng Liên xô vì đã thực hiện nó. Ngay khi tới nơi Molotov đã ký Hiệp ước Liên minh Anh-Xô và cũng có được sự đồng thuận của Franklin D. RooseveltWinston Churchill về việc tạo lập một "mặt trận thứ hai" ở châu Âu.

Molotov đã tháp tùng Stalin tới Hội nghị Teheran năm 1943, Hội nghị Yalta năm 1945 và Hội nghị Potsdam, sau khi Phát xít Đức đã thất bại. Ông đại diện cho Liên xô tại Hội nghị San Francisco, tạo lập Liên hiệp quốc. Thậm chí trong giai đoạn liên minh thời chiến, Molotov được biết tới là một nhà đàm phán cứng rắn và kiên quyết bảo vệ các quyền lợi của Liên xô. Trong việc này ông đã thực hiện được những mong muốn của Stalin.

Hội nghị Potsdam: Clement Attlee, Ernest Bevin, Molotov, Josef Stalin, William Daniel Leahy, James F. Byrnes, Harry S. Truman và những người khác.Ngồi (từ trái): Clement Attlee, Harry S. Truman, Josef Stalin; phía sau: William Daniel Leahy, Ernest Bevin, James F. Byrnes và Molotov.Các bộ trưởng ngoại giao: Molotov, James F. ByrnesAnthony Eden trong một khoảng thời gian nghỉ tại hội nghị, tháng 7 năm 1945.

Từ năm 1945 tới năm 1947 Molotov tham gia vào tất cả bốn hội nghị ngoại trưởng các quốc gia chiến thắng trong Thế chiến II. Nói chung, ông được coi là người có thái độ không hợp tác với các cường quốc phương Tây.

Winston Churchill trong những cuốn hồi ký thời chiến của mình đã liệt kê nhiều cuộc gặp với Molotov. Thừa nhận ông như một "người có khả năng kiệt xuất và tàn nhẫn máu lạnh," Churchill đã kết luận: "Trong việc tiến hành công việc ngoại giao, Mazarin, Talleyrand, Metternich, sẽ đón chào ông vào cùng hội với họ, nếu có một thế giới khác trong đó những người Bolshevik tự cho mình tham gia."[5]